Sở hữu một ngôi nhà đẹp là mong ước của rất nhiều người. Nhưng việc xây nhà không phải chuyện ngày một ngày hai. Để bắt đầu và có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì trước hết gia chủ cần cần nắm được các vấn đề về những thủ tục pháp lý cần thiết. Có giấy tờ pháp lý rõ ràng thì quá trình thi công mới không xảy ra trường hợp tạm ngưng hay bị phạt. Các thủ tục hành chính, pháp lý để thực hiện việc xây dựng trên thực tế là khá phức tạp. Việc nắm rõ điều nãy sẽ giúp công trình thi công thuận lợi hơn. Vậy những thủ tục giấy tờ cần chuẩn bị trước khi xây nhà là gì? Cùng TẤN PHÁT tìm hiểu hết bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây nhà nhé!
1. Xin giấy phép xây dựng
Ai cũng rõ xây nhà vốn là việc cá nhân mỗi gia đình nhưng lại cần thiết phải có giấy phép xây dựng mới đúng pháp luật đặc biệt là loại hình nhà phố, biệt thự ở các đô thị lớn với mật độ dân cư đông đúc. Gia chủ bỏ qua bước làm thủ tục xin phép xây dựng đồng nghĩa với việc tự rước các rắc rối pháp lý về sau. Có không ít gia chủ đã phải tháo dỡ công trình đang thi công cũng chỉ vì chủ quan này.
Giấy phép xây dựng là điều kiện tiên quyết phải thực hiện trước khi khởi công mà TẤN PHÁT cũng đã có bài viết chia sẻ trong bài viết quy trình xin giấy phép thi công cho chủ đầu tư. Hồ sơ xin giấy phép thường bao gồm:
-
Sổ hồng photo công chứng 5 bản.
-
Chứng Minh Nhân Dân hoặc Căn Cước Công Dân photo công chứng 5 bản (nếu 2 người cùng đứng tên sổ, photo cả CMND của 2 người).
-
Sổ hộ khẩu photo công chứng 5 bản.
-
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.
-
Bản cam kết an toàn với nhà liền kề.
-
Bản vẽ xin phép xây dựng.
1.1 Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
1.2 Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).
2. Thủ tục thông báo khởi công khi xây nhà
Sau khi có hồ sơ thiết kế nhà và giấy phép xây dựng, công trình có thể tiến hành khởi công nhưng phải nộp thông báo khởi công lên Uỷ ban nhân dân xã phường nơi khởi công nhà. Hồ sơ thông báo bao gồm:
-
Đơn thông báo khởi công xây dựng công trình
-
Giấy phép xây dựng. (Photo công chứng)
-
Bản vẽ xin phép xây dựng. (Photo công chứng)
-
Hợp đồng nhân công + bảo hiểm.
-
CMND chủ nhà. (Photo công chứng)
-
Giấy quyền sở hữu sử dụng đất. (Photo công chứng)
-
Giấy Đăng ký Kinh Doanh + Chứng chỉ năng lực hoạt động của nhà thầu. (Photo công chứng)
-
Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình.
-
Bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của phường quận.
3. Kiểm tra của thanh tra xây dựng
Trong quá trình xây dựng, xuyên suốt công trình sẽ có các đợt thanh tra của Sở xây dựng đến trực tiếp để kiểm tra công trình. Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm:
-
Kiểm tra sai phạm thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng chính thức.
-
Kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ người chủ trì thiết kế.
-
Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Nếu trong quá trình kiểm tra, không phát hiện sai phạm, thanh tra sẽ tiến hành kí biên bản xác nhận và công trình tiếp tục thi công như bình thường. Ngược lại, nếu nhà thầu thi công sai phép, không có năng lực thi công, không đảm bảo an toàn lao động.. sẽ tiến hành xử lý, tùy vào mức độ vị phạm có thể phạt hành chính, bắt buộc đập phá tháo dỡ hoặc tệ hơn có thể dừng công trình không thời hạn. Chính vì điều này mà chủ đầu tư cần xem xét năng lực thi công của nhà thầu trước cả khi kí hợp đồng thiết kế nhà để trao trọn niềm tin và an tâm trong suốt quá trình xây dựng.
Bằng việc tiến hành từng bước theo trình tự trên, gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm về ngôi nhà trong tương lai sẽ không vướng vào bất kỳ rắc rối nào. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những thủ tục pháp lý cần thiết trước khi gia chủ cần chuẩn bị khi xây dựng nhà ở. Hy vọng nó sẽ hữu ích và giúp cho gia chủ có thêm những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để dựng xây tổ ấm gia đình.
TẤN PHÁT là công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây nhà trọn gói. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế hay cần tư vấn thêm các dịch vụ về kiến trúc, nội thất xin liên hệ với chúng tôi qua số 092 667 3399 hoặc fanpage “Thiết kế - Thi công trọn gói TẤN PHÁT”. Ngoài ra các bạn có thể để lại thông tin phía bên dưới để chúng tôi có thể giúp bạn một cách tốt nhất nhé! Trân trọng